Việt Nam là một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch thương mại đạt 786 tỷ USD trong năm 2024, tương đương gần 165% GDP danh nghĩa. Trong khi động lực xuất khẩu mạnh mẽ đã đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong suốt nhiều thập kỷ, sự phụ thuộc lớn vào thị trường bên ngoài cũng khiến nền kinh tế trở nên nhạy cảm trước các cú sốc toàn cầu. Việc Hoa Kỳ tái áp dụng các mức thuế quan dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, đặc biệt với các ngành thâm dụng lao động, đã làm vấn đề này trở nên rõ rệt hơn.
Các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, gỗ và thủy sản hiện đóng góp khoảng 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, đồng thời tạo việc làm cho hơn 1,1 triệu lao động. Đây cũng là nhóm chiếm một phần lớn trong tệp khách hàng vay vốn của các công ty tài chính tiêu dùng, hình thành nên một kênh truyền dẫn trực tiếp qua đó các cú sốc thương mại chuyển hóa thành rủi ro tín dụng. Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn suy giảm và nhóm khách hàng gắn liền với xuất khẩu chịu áp lực tài chính ngày càng lớn, các công ty tài chính tiêu dùng đang phải đối mặt với nợ xấu gia tăng, thanh khoản bị siết chặt và môi trường huy động vốn ngày càng thận trọng.
Bối cảnh này là nền tảng cho Báo cáo Tài chính Tiêu dùng Việt Nam 2025 của FiinGroup, cung cấp phân tích chuyên sâu về cách các thay đổi vĩ mô và chính sách đang tái định hình quỹ đạo tăng trưởng, hiệu quả tài chính và định hướng chiến lược của toàn ngành.
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chững lại và tốc độ mở rộng thị trường giảm tốc, ngành tài chính tiêu dùng cũng đang chứng kiến sự xuất hiện của những cơ hội mới. Từ việc đa dạng hóa các chiến lược huy động vốn, năng cao hiệu quả mô hình quản trị rủi ro, đến áp dụng các phương pháp đánh giá thị trường đổi mới – toàn ngành đang từng bước thích ứng để nắm bắt tốt hơn các xu hướng tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng. Báo cáo cung cấp đánh giá toàn diện về ảnh hưởng của thuế quan Hoa Kỳ đối với các công ty tài chính tiêu dùng trên nhiều khía cạnh:
Hạn chế thanh khoản gắn với nhóm khách hàng xuất khẩu
Gia tăng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu (NPLs) tăng mạnh
Suy giảm nhu cầu vay vốn và mức độ quan tâm đối với phát hành chứng chỉ tiền gửi (CD)
Bên cạnh các phân tích về môi trường vĩ mô và chính sách, báo cáo còn đi sâu vào các số liệu tài chính cốt lõi và chỉ tiêu hiệu quả giúp theo dõi sức khỏe toàn ngành theo thời gian. Các nội dung này bao gồm tăng trưởng dư nợ cho vay, lợi suất tài sản, các chỉ số sinh lời cùng đánh giá chi tiết về năng lực tài chính của các công ty tài chính tiêu dùng trong bối cảnh thị trường liên tục biến động. Thông qua việc phân tích biến động hàng năm về chất lượng tín dụng, cấu trúc huy động vốn và cơ cấu doanh thu, báo cáo phác họa bức tranh rõ nét về cách các công ty tài chính tiêu dùng đang điều chỉnh chiến lược và vận hành để đối phó với thách thức hiện tại.
Một điểm nhấn quan trọng trong báo cáo năm nay là phân tích chuyên sâu về khung pháp lý, với trọng tâm là Nghị định 94/2025/NĐ-CP dự kiến sắp ban hành. Nghị định này thiết lập cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (regulatory sandbox) cho các giải pháp fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ triển khai thí điểm khung này từ tháng 7/2025, bao gồm mô hình cho vay ngang hàng (P2P lending) với phạm vi giới hạn trong các khoản vay có tài sản đảm bảo từ hoạt động cầm đồ. Đây được xem là động thái phản ánh bước chuyển có kiểm soát nhưng mang tính tiến bộ trong lộ trình đổi mới trong khuôn khổ pháp lý rõ ràng.
👉 Báo cáo hoàn chỉnh dự kiến sẽ được phát hành vào cuối tháng 5 này. Xem trước bản tóm tắt TẠI ĐÂY
Để đăng ký nhận báo cáo này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
📧 research.support@fiingroup.vn
📞 +84 (24) 3562 6962
Date: 19/05/2025
Date: 15/05/2025
Date: 12/05/2025