Nguy cơ áp thuế cao từ Mỹ đang tạo ra áp lực lớn lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) – chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu sang Mỹ – có thể xem xét việc điều chỉnh ngành hàng, thị trường, thậm chí dịch chuyển dòng vốn đầu tư. Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa, đặc biệt trong các ngành như dệt may, thủy sản, có thể phải đối mặt với sức ép lớn, cần được hỗ trợ kịp thời để duy trì sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội.
Báo cáo thực hiện bởi FiinGroup giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ, tác động của thuế quan từ Mỹ đến các doanh nghiệp xuất khẩu, cũng như một số ngành nghề cần được đặc biệt quan tâm, hỗ trợ trong giai đoạn này.
Một số điểm đáng chú ý trong báo cáo bao gồm:
Dù Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ năm 2024, doanh nghiệp nội địa của Việt Nam chỉ đóng góp 21,6% tổng giá trị xuất khẩu đi Mỹ.
Doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đang chiếm ưu thế lớn trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ với tỷ trọng xuất khẩu trên 50%.
Các doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm tỷ trọng chi phối trong duy nhất ngành thủy sản. Với các ngành khác, các doanh nghiệp FDI đều đóng góp trên 50% giá trị xuất khẩu đi Mỹ, đặc biệt là đối với các mặt hàng như máy móc, điện tử đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ và năng lực sản xuất.
Các doanh nghiệp nội địa xuất khẩu đi Mỹ đang sử dụng lượng lớn lao động và vốn tín dụng, tác động của chính sách thuế quan đến rủi ro tài chính và khả năng duy trì hoạt động liên tục của doanh nghiệp nên được theo dõi chặt chẽ.
Để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động ứng phó trước những biến động thuế quan và phát triển xuất khẩu trong dài hạn, báo cáo cũng đưa ra một số đề xuất bao gồm:
Chính phủ xem xét đẩy nhanh các chương trình hỗ trợ tín dụng, xúc tiến thương mại, và chính sách an sinh cho các ngành dự kiến bị tác động lớn, đặc biệt cần hướng tới khối doanh nghiệp nội địa.
Doanh nghiệp FDI cần chung tay với doanh nghiệp Việt Nam trong đàm phán, chia sẻ khó khăn, duy trì sản xuất và bảo vệ chuỗi cung ứng.
Tổ chức tín dụng nên điều chỉnh chính sách tín dụng, giám sát chặt chẽ rủi ro theo ngành, ứng dụng phân tích dữ liệu chuyên sâu để ứng phó kịp thời.
Về dài hạn, cần phát triển năng lực sản xuất nội địa, đặt mục tiêu doanh nghiệp Việt Nam chiếm vai trò chủ lực trong xuất khẩu, mở rộng ngành công nghệ cao và khai thác hiệu quả các FTA (Free Trade Agreement) để tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Tải báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY
#FiinGroup #EnlightenTheMarket #Export #USTariffs #FDI #VietnamTrade #BusinessInformation #SectorInsight #DataAnalytics #FiinGate #IndustryRisk #FiinScore
Date: 28/04/2025
Date: 25/04/2025
Date: 25/04/2025