Tại hội thảo do CFO Việt Nam và VNIDA phối hợp tổ chức cùng với FiinGroup và E&Y ngày 4/4/2025 đã thu hút hơn 500 đại diện doanh nghiệp Việt Nam tham gia chia sẻ thông tin và bàn luận các giải pháp ứng phó với sự kiện này.
Ngày 2/4, Chính quyền Mỹ công bố mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/4. Thông tin này ngay lập tức tạo ra một “cú sốc tâm lý” trên thị trường, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu hoang mang. Song, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng từ bị động sang chủ động, xem đây là phép thử khả năng ứng biến, và thậm chí là cơ hội để cải tổ dài hạn.
Tại hội thảo, bà Võ Thị Liên Hương – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Secoin – đã chia sẻ về chiến lược ứng phó nếu mức thuế 46% thực sự được áp dụng. Secoin – doanh nghiệp 100% Việt Nam chuyên xuất khẩu gạch nghệ thuật – dự kiến chịu ảnh hưởng nặng nề vì Mỹ chiếm trên 50% doanh thu xuất khẩu năm 2024. Tuy nhiên, ngay khi có thông tin, công ty đã chủ động kích hoạt “phản ứng nhanh” dựa trên 5 trụ cột chiến lược:
1. Ổn định chuỗi cung ứng – Duy trì phối hợp chặt chẽ
Secoin phối hợp toàn diện với các đối tác logistics, phân phối tại cả bờ Đông và Tây nước Mỹ để chia sẻ rủi ro chi phí, củng cố niềm tin và tính bền vững trong quan hệ lâu dài.
2. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Secoin đang đẩy mạnh đầu tư cho thị trường châu Âu, Úc và Nhật Bản – nơi doanh nghiệp đã có hiện diện nhưng vẫn gặp nhiều rào cản. Ở châu Âu, các yêu cầu về ESG, thuế carbon, và truy xuất nguồn gốc đang ngày càng nghiêm ngặt. Việc mở rộng ở đây đòi hỏi khả năng tuân thủ tiêu chuẩn cao. Từ chỗ "có thị trường" đến "đạt chuẩn để vào được" là một chặng đường dài với chi phí đáng kể.
3. Tăng cường khai thác thị trường nội địa
Công ty tận dụng các chính sách hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh mô hình D2C (Direct to customer), tiếp cận người tiêu dùng nội địa qua thương mại điện tử và hệ thống phân phối mới.
4. Tái cấu trúc tài chính – Vận hành tinh gọn
Secoin chuẩn bị cho giai đoạn doanh thu giảm từ thị trường Mỹ bằng cách kiểm soát chặt dòng tiền, tối ưu chi phí nguyên vật liệu, tinh gọn bộ máy và ứng dụng công nghệ để vận hành linh hoạt hơn.
5. Tập trung vào bản sắc – Khẳng định "Made by Vietnam"
Gạch nghệ thuật thủ công của Secoin không dễ thay thế bằng sản phẩm đại trà. Công ty định vị là thương hiệu "Made by Vietnam" – sản xuất bởi người Việt, trí tuệ Việt – để tạo lợi thế khác biệt so với các doanh nghiệp FDI.
Theo bà Trang Phạm, Phó Tổng Giám đốc EY Consulting Vietnam, mức thuế 46% không nhằm triệt để ngăn dòng thương mại tự do mà là công cụ tạo áp lực đàm phán – một “nước cờ” quen thuộc của Tổng thống Trump.
Thực tế, chính Mỹ cũng chịu áp lực từ chính sách này bởi nếu áp thuế cao kéo dài, giá hàng hóa tăng sẽ đẩy lạm phát và ảnh hưởng đến tâm lý cử tri – yếu tố tối quan trọng trong cuộc đua chính trị sắp tới.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã chủ động đàm phán sớm, khẳng định hàng xuất khẩu không cạnh tranh trực tiếp với hàng Mỹ và sẵn sàng giảm thuế nhập khẩu về 0%. Đây là thiện chí chiến lược, mở ra cơ hội điều chỉnh thuế và thúc đẩy thương mại song phương, dù chưa có FTA chính thức giữa hai nước.
Ở góc độ đơn vị chuyên về phân tích dữ liệu, ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings - chia sẻ rằng mức độ tác động với mỗi ngành hàng cụ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Dù có nhiều tín hiệu tích cực, các chuyên gia cũng đồng thuận rằng trong bối cảnh Tổng thống Trump có thể tại nhiệm thêm 4 năm, nguy cơ tái diễn chính sách áp thuế cao luôn hiện hữu. Ngoài ra, Việt Nam chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường nên đây vẫn là một nút thắt lớn trong quan hệ thương mại với Mỹ, ảnh hưởng đến khả năng đàm phán và mức độ ưu đãi thuế trong thương mại song phương.
Đây là lý do Việt Nam phải đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Hiện Mỹ chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng có thể là cơ hội lớn cho chúng ta. Đã có nhiều tín hiệu tích cực từ việc các thị trường khác như Úc và châu Âu muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, qua đó giảm ảnh hưởng từ Mỹ và Trung Quốc, nên việc đa dạng hóa thị trường là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Thuân và ông Nguyễn Hoàng Linh - Trưởng phòng nghiên cứu VCBF, việc này không dễ dàng – đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các lý do tiêu biểu sau:
Trong một khảo sát nhanh của FiinGroup với gần 100 chuyên gia, quản lý doanh nghiệp, 62% tin rằng Việt Nam sẽ đàm phán thành công mức thuế mới về mốc 15-20%, trong khi 21% cho rằng khả năng Việt Nam bị áp thuế 46% vẫn là rất cao. Điều này cho thấy, các tín hiệu tích cực dù có nhưng chưa có gì là chắc chắn và các doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị chiến lược ứng phó phù hợp bất chấp kết quả ngày 9/4.
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp nên cân nhắc:
Trong trung và dài hạn cần:
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Một số tài liệu mà DN có thể tham khảo bao gồm:
Phụ lục I: Mức thuế đối ứng đi kém cho từng quốc gia: Annex-I.pdf
Phụ lục II: Danh sách các hàng hóa KHÔNG phải chịu thuế đối ứng: Annex-II.pdf
Phụ lục III: Dù không được nêu rõ trong phần nội dung chính của EO, lại được dẫn chiếu trong Phụ lục II. Phụ lục này không được đăng kèm theo bản EO trên trang web Nhà Trắng, mà được cung cấp qua một đường dẫn riêng. Nội dung của Phụ lục III rất quan trọng, vì quy định cụ thể các mã chương 99 trong Biểu thuế HTS (Harmonized Tariff Schedule) được dùng để triển khai các mức thuế và miễn trừ nêu trong EO: Annex-III.pdf
Cấu trúc của Phụ lục III gồm 5 phần:
Phần 1: Mã chương 99 HTS áp dụng từ 5/4 đến 9/4.
Phần 2: Mã chương 99 HTS áp dụng sau ngày 9/4, khi mức thuế đáp trả theo từng quốc gia có hiệu lực.
Phần 3 & 4: Triển khai mức thuế 12% với Canada và Mexico nếu các sắc lệnh trước đó về nhập cư và ma túy bị hủy bỏ.
Phần 5: Bao gồm các quy định HTS còn lại để thực thi đầy đủ nội dung của EO.
Date: 30/04/2025
Date: 28/04/2025
Date: 25/04/2025